Kinh doanh Online hay Quảng cáo sản phẩm/dịch vụ trên Online đòi hỏi con người cần phải có kỹ năng, kiến thức, những phương thức quảng cáo mới, cập nhật liên tục để nắm bắt xu thế, vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh. Đó là tổ hợp các yếu tố cần chúng ta chinh phục để thành công.
Ví dụ điển hình, tại thị trường Việt Nam, chỉ trong vỏn vẹn 5 năm, Landing Page từ một thuật ngữ xa lạ trở nên thân thuộc với dân kinh doanh nói chung và marketing nói riêng. Gọi nó là con quái vật chuyển đổi cũng không phải nói quá. Bởi lẽ những trường hợp cửa hàng bán lẻ tăng doanh số lên gấp 2, hay chuyện người bán đang lỗ thành lãi lớn nhờ chạy Landing Page không phải là hiếm.
Trong bài viết này, tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất về Landing Page giúp bạn hiểu hơn về nó.
Landing Page là gì?
“Landing Page” được hiểu là một dạng trang web đơn, dùng để dẫn dắt và thuyết phục người đọc thực hiện một mục tiêu chuyển đổi cụ thể.
Chuyển đổi ở đây có thể được tính là: Mua hàng, khách để lại thông tin, cài ứng dụng, tham gia sự kiện, đăng ký đặt trước,… Hoặc bất cứ mục tiêu tiếp thị nào khác. Đơn ở đây có nghĩa là sẽ tập trung vào 1 trang duy nhất, người đọc kéo từ trên xuống dưới để khám phá những nội dung đó.
Trang đơn này thường thuộc 1 trong 3 loại sau, tôi sẽ ví dụ cho bạn dễ hình dung bên dưới.
- 1. Trang chủ trang web của bạn : Ví dụ landing page cachkiemtien.online.
- 2. Một trang đơn trong 1 trang web lớn của bạn: Ví dụ trang Grab có landing page là grab.com/vn/driver/
- 3. Một subdomain của một tên miền: Ví dụ trang landing page này affiliate.ladipage.edu.vn/
Landing Page được dùng với 2 mục đích chính là: Bán hàng online và Lấy Lead. Đặc biệt quan trọng với các chiến dịch Digital Ads.
(Như chúng ta đã biết, đa phần nguồn traffic cho bán hàng online là quảng cáo, Landing Page sẽ hỗ trợ để tối ưu hóa nguồn traffic ấy. Đặc biệt với những quảng cáo trên TikTok hay Instagram, thì Landing Page đang hỗ trợ rất tốt).
Phân tích đặc điểm, mục đích và ứng dụng của các loại landing page
Mỗi landing page sẽ tập trung vào 1 loại chuyển đổi nhất định, tùy vào mục tiêu mà bạn mong muốn.
Ví dụ, bán kinh doanh sản phẩm son môi, thì chuyển đổi ở đây có thể là:
- Khách hàng vào trang web của bạn => Mua hàng => Mỗi lượt mua hàng gọi là 1 chuyển đổi (sale).
- Khách hàng vào trang web của bạn => Điền form nhận tư vấn miễn phí => Mỗi dữ liệu của 1 khách hàng gọi là 1 chuyển đổi (lead).
Với từng mục đích trên, bạn có thể làm các dạng landing page khác nhau:
1. Landing Page thu thập khách hàng tiềm năng (Lead Generation Page)
Đặc điểm: Thu thập thông tin bằng một biểu mẫu đăng ký và luôn đi kèm với một lợi ích trao đổi với khách hàng.
Mục tiêu: Thu thập những thông tin cơ bản của khách hàng tiềm năng (như họ tên, email, số điện thoại) để sử dụng cho các hoạt động marketing sau đó (ví dụ telesales, email marketing, SMS marketing).
Ứng dụng:
- Landing Page tặng quà/tài liệu miễn phí (lead magnet)/ bảng giá/catalog.
- Landing Page đăng ký dùng thử sản phẩm, đăng ký tham dự sự kiện.
- tổng hợp ưu đãi/ khuyến mãi.
2. Landing Page bán hàng (Sales Page)
Đặc điểm: Nội dung về sản phẩm/dịch vụ được xây dựng chi tiết bao gồm: lợi ích khách hàng, đặc điểm nổi bật, phản hồi khách hàng, bảng giá, chính sách…, giúp khách hàng có đầy đủ thông tin để đưa ra quyết định mua hàng.
Mục tiêu: Thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định mua hàng ngay trên Landing Page.
Ứng dụng:
- Landing page bán sản phẩm.
- Landing Page đặt trước sản phẩm hoặc gia công theo yêu cầu.
3. Ngoài ra còn có thêm 1 dạng Landing Page trung gian chuyển đổi (Click-Through Page)
Đặc điểm: Landing Page trung gian chuyển đổi chỉ sử dụng nút kêu gọi hành động để chuyển hướng tới trang khác, không sử dụng biểu mẫu đăng ký.
Mục tiêu: Dẫn dắt người đọc chuyển hướng tới trang mua hàng chính.
Ứng dụng:
- Landing Page cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm và dẫn dắt khách hàng về trang giỏ hàng của website chính hoặc sàn thương mại điện tử.
- Landing Page tổng hợp các sản phẩm sales.
Có một vài dạng Landing Page thuần chất cung cấp thông tin như giới thiệu món mới, menu -> để gắn vào chatbot, hoặc trang kể câu chuyện thương hiệu, etc. Nếu chỉ dừng lại ở đó mà không điều hướng khách hàng đến một mục tiêu chuyển đổi cụ thể sẽ gây ra tình trạng lãng phí lưu lượng truy cập. Vì vậy, với những dạng Landing Page này, nên gắn thêm nút call hoặc chat trên các nền tảng để có thể tối ưu hiệu quả marketing.
3 loại Landing Page phổ biến dựa theo mục tiêu chuyển đổi
Đây là 3 loại landing page điển hình nhất về 3 loại chuyển đổi thường được các doanh nghiệp, cá nhân áp dụng nhiều nhất. Ngoài ra còn có nhiều loại chuyển đổi khác như :
- Download App.
- Đăng ký tài khoản.
- Trung gian chuyển đổi (pre-lander).
- Tham gia sự kiện, event,….
Tùy vào mục đích của bạn, tùy vào loại hình sản phẩm/dịch vụ, tùy vào cách bạn marketing như thế nào thì sẽ có thể triển khai các loại landing page tập trung vào loại chuyển đổi nhất định khác nhau.
Vì vậy mục đích của chúng ta khi tạo landing page đó là tập trung vào 1 loại chuyển đổi và tối ưu sao cho tỉ lệ chuyển đổi đó cao nhất có thể.
Dùng landing page có hiệu quả không?
Tôi có thể trả lời rõ ràng là CÓ.
Theo báo cáo của Hubspot :
- Doanh nghiệp tăng 55% khách hàng tiềm năng khi tăng số lượng landing page của họ từ 10 lên 15.
- Doanh nghiệp có hơn 40 landing page tăng gấp 12 lần số lượng khách hàng tiềm năng so với việc có 5 landing page hoặc ít hơn.
Có được kết quả như vậy, bởi lẽ landing page mang lại kết quả:
- Giải quyết được vấn đề của khách hàng: nội dung, tiêu đề, hình ảnh, video, call to action (CTA), đều có thể được thể hiện trên landing page, tăng tính thuyết phục với người đang có nhu cầu, từ đó, giải quyết được nhu cầu của họ.
- Tập trung vào loại chuyển đổi nhất định: trên mỗi landing page, chỉ nên dùng 1 CTA (nút kêu gọi hành động) duy nhất, không để khách truy cập phân tâm.
Theo nhiều năm làm landing page và quảng cáo, cùng sự tìm hiểu từ cộng đồng, tôi thấy rằng Landing Page mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao nhất là dạng Leadpages. Khách sẽ truy cập, để lại đăng ký miễn phí nhận 1 thứ gì đó, lúc này, khách thực sự mới đang trong giai đoạn tìm hiểu sản phẩm, nên việc khách mua ngay là điều không dễ. Tuy nhiên, với lead thu được, ta làm được nhiều thứ, làm được remarketing để convert/chuyển đổi khách hàng.
Landing page bán hàng (Salepage) cũng sẽ phát huy tác dụng rất tốt nếu nội dung trên landing page đầy đủ, rõ ràng và thuyết phục.
Nói như vậy không có nghĩa bạn chỉ cần có landing page là xong, là sẽ có kết quả nhu mong muốn. Không! Không đơn giản vậy. Việc tạo ra 1 landing page để chạy quảng cáo chỉ là bước khởi đầu – điều kiện cần. Ngoài ra, kết quả cuối cùng có tốt hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Cách bạn làm marketing với landing page đã tạo đó.
- Khả năng tối ưu landing page sau những lần chạy test – …
Landing Page không phải là tất cả!
Landing page tốt có nghĩa là landing page đẹp + rõ ràng, nội dung trên landing page phát huy được tác dụng bằng cách tăng tính thuyết phục.
Ngoài ra “mục tiêu chuyển đổi” phải cụ thể, nghĩa là khách hàng để lại thông tin trên landing page họ sẽ được gì? Nếu điều mà khách hàng nhận được càng mang yếu tố giải quyết vấn đề của họ cao, thì tỉ lệ chuyển đổi của landing page càng tốt.
Còn việc bạn biết marketing với landing page đã tạo thì sao ? Nếu bạn làm ra 1 landing page tốt và để không ở đó, không có 1 khách hàng nào biết tới landing page của bạn để vào đọc thì mọi việc bạn chuẩn bị sẽ đều công cốc.
Bạn phải biết làm sao cho nhiều khách hàng (quan tâm tới lĩnh vực bạn đang làm) vào landing page của bạn.
Một số nền tảng xây dựng Landing Page phổ biến
Landing Page xuất hiện từ rất lâu rồi trên thế giới, có nhiều công cụ mạnh để bạn tạo landing page 1 cách dễ dàng như Instapage, Unbounce, Leadpages… Cơ bản thì nền tảng nước ngoài thì nhiều, đều có ưu nhược điểm riêng.
Tuy nhiên, chắc chắn một điều là Nền tảng nước ngoài “khó” hỗ trợ/support cho người dùng Việt Nam một cách nhanh chóng, dễ dàng được. Ở nền tảng nào của nước ngoài cũng tình trạng chung như vậy. Chênh lệch múi giờ, tiếng nước ngoài… nhiều lý do nhưng có thể hiểu được.
Ở Việt Nam, với nền tảng xây dựng Landing Page, tôi xin giới thiệu đến bạn LadiPage – top#1 tại Việt Nam rồi.
Nếu bạn hỏi 10 người làm tiếp thị, tôi tin rằng đến 7 người sẽ nhắc đến LadiPage về xây dựng Landing Page. Rất, rất, rất nhiều người sử dụng LadiPage xong mà phải thốt lên rằng “yêu nó luôn”.
Vì sao lại được như vậy?
Bởi lẽ, LadiPage là một nền tảng rất mạnh về xây dựng landing page không hề thua kém gì với những nền tảng của nước ngoài đã kể trên.
Đặc biệt, LadiPage có 3 điểm rất lợi thế, đó là:
- Dễ dàng kéo thả tạo landing page nhanh chóng với mức độ tùy chỉnh rất cao, như sử dụng PowerPoint để làm Slide.
- Đội ngũ support tận tình từ sáng đến tối. Chỉ cần vào Livechat, để lại tin nhắn là có người trả lời, hỗ trợ luôn.
- Luôn cập nhật những tính năng cao cấp, hiệu quả, cần thiết mà không mất thêm phí mua tính năng này, tức là giá gói ban đầu là niêm yết, tính năng mới ra là để cập nhật thêm cho gói đã mua.
5 bước thiết kế Landing Page cho các chiến dịch marketing và quảng cáo
Bạn có thể sử dụng LadiPage, tôi nghĩ nó sẽ phù hợp với bạn có nhu cầu xây dựng landing page.
Tạm kết
Tôi có nhiều thứ để chia sẻ với bạn về landing page.
Nhưng chỉ trong 1 bài viết thì quá dài, quá nhiều thứ, nên tôi sẽ chia sẻ ở những bài khác.
Nói chung thì nếu bạn kinh doanh online có chạy quảng cáo Facebook hay Google hay 1 hình thức nào khác thì nên làm quen, sử dụng landing page và được làm từ LadiPage.
Tư liệu bài viết được cung cấp bởi LadiPage
Bạn đang tìm 1 hình thức tạo thu nhập tại nhà? Hoặc tìm kiếm 1 cách nào đó để kinh doanh online an toàn nhưng có nhiều đơn hàng hơn? Hoặc bạn muốn gia tăng kỹ năng bán hàng, tiếp thị, digital marketing? Mình sẽ cho bạn 1 vài gợi ý, Nhưng trước tiên, hãy cho mình biết 1 chút về bạn. TƯ VẤN NGAY