Thái độ của bạn về tiền sẽ quyết định tương lai bạn có tiền hay không. Tiền chỉ khi tiêu đi mới là tiền của bạn.
Tiền, là thứ mà từ nhỏ, cho tới trước khi mất, thậm chí sau khi mất đi đều cần phải dùng tới, là thứ vật phẩm thiết yếu khiến người ta vừa yêu vừa hận. Vậy, rốt cuộc phải đối đãi với tiền ra sao thì ta mới có thể có được nhiều tiền hơn?
Tiền, là Thượng Đế gửi tiết kiệm ở chỗ bạn
Sinh ra không đem đến, chết không đem đi, đó chính là tiền. Vì vậy, bạn chỉ có quyền sử dụng và bảo quản tiền tạm thời.
Rất nhiều người khi còn trẻ “lấy mạng đổi tiền”, để rồi nửa đời sau “lấy tiền đổi mạng”.
Theo số liệu của ngân hàng Thế giới, người Mỹ đi khám bệnh tiêu tốn 17% GDP, còn ăn uống chỉ tiêu hết 5% GDP. Rất nhiều người già, lúc gần đất xa trời, vì muốn sống thêm 2 tuần nữa, đăng kí vào phòng ICU, tiêu hết sạch số tiền cả đời tích lũy. So với việc này, chi bằng nhân lúc mình vẫn còn khỏe mạnh đối xử với bản thân tốt hơn một chút, đừng quá liều mạng kiếm tiền, thương xót cơ thể nhiều hơn một chút, hưởng thụ nhiều hơn một chút.
Xem tiền như món tiết kiệm mà Thượng Đế gửi ở chỗ bạn, không phải của bạn. Kiểu tư duy này sẽ giúp chúng ta không quá xem trọng tiền bạc, không làm nô lệ của đồng tiền.
Dẫu sao thì bạn cũng chỉ là tạm thời bảo quản số tiền trong túi, cố gắng tìm ra điểm cân bằng giữa tiêu tiền và kiếm tiền. Đừng vì muốn kiếm thêm chút tiền mà đánh mất đi sức khỏe, tình thân, tình bạn và cả hạnh phúc của bản thân.
Tiền, chỉ khi tiêu đi mới là của bạn
Bản chất của tiền là thước đo định lượng của các tài nguyên bạn có thể sở hữu hoặc sử dụng.
Chẳng hạn, một người có 100 tỷ và một người có 10 tỷ, tài nguyên mà người trước có thể có được sẽ cao gấp 10 lần người sau. Anh ta có thể dùng tiền mua nhà, mua xe hay mua các sản phẩm và dịch vụ trị giá 100 tỷ, còn người sau lại chỉ có thể sử dụng các dịch vụ và sản phẩm trong vòng 10 tỷ.
Nếu bạn không tiêu số tiền này, bạn sẽ không thể có được sản phẩm hay dịch vụ tương ứng, nói cách khác thì số tiền này không đem lại cho bạn bất cứ giá trị nào.
Khi bạn sử dụng món tiền này một cách có hiệu quả, đi đầu tư (để tiền sinh tiền), đi mua sắm các sản phẩm hay dịch vụ (hưởng thụ về mặt tinh thần và vật chất) là bạn đang sử dụng một cách có hiệu quả tài nguyên xã hội, từ đó để tiền phục vụ cho bạn, phát huy giá trị của nó.
Nếu bạn không tiêu, nó chỉ là một đống giấy hoặc một loại phù hiệu. Bạn dùng tiền đổi lấy đồ ăn ngon, quần áo đẹp, vật dụng sinh hoạt, bạn mới có được sự hưởng thụ về mặt vật chất; bạn dùng tiền đi xem phim, xem nhạc hội, xem kịch, đi du lịch, bạn mới có được sự vui vẻ về mặt tinh thần.
Vì vậy, tiền, chỉ khi tiêu đi, mới là của bạn.
Tất nhiên, tiêu tiền ngoài việc hưởng thụ thì còn có thể khiến chúng ta trở nên “đáng giá” hơn, chẳng hạn như tham gia các lớp học bồi dưỡng ngắn hạn, đọc sách, kết giao bạn bè, mời cao nhân chỉ dạy giúp mở mang tri thức ở một lĩnh vực nào đó….
Tiền đem đến điều tốt đẹp, không phải sự phiền phức
Bất cứ thứ gì trên thế giới đều có cái giá của nó, tiền cũng vậy. Dùng tiền đi đổi lấy một thứ gì đó hoàn toàn không có gì là sai, tuy nhiên, có những người, vì muốn thỏa mãn sự phù phiếm của mình, “bán thận” đi để mua chiếc điện thoại mới ra xin xò nhất, ăn mì mấy tháng trời để mua một chiếc túi hàng hiệu… tự làm cho chất lượng cuộc sống của mình trở nên tồi tệ hơn, làm vậy có đáng?
Có những người, vì muốn nhà rộng thêm vài mét vuông, tiết kiệm triệt để, không dám ăn ngon mặc đẹp, giả trí hay hưởng thụ đều từ bỏ hết, cuộc sống chỉ xoay quanh hai chữ “trả nợ”. Cuộc sống như vậy, ngoài nhà cửa ra, còn có ý nghĩa gì?
Tiền, là kiếm ra, không phải tiết kiệm mà ra
Nói về nguồn gốc của tiền, có lẽ là kiếm nhiều hơn, tiêu ít đi, tất nhiên, kiếm nhiều hơn hiệu quả hơn so với việc tiêu ít đi. Nghĩ mà xem, những người có tiền bạn quen biết và được nghe nói, có bao nhiêu người tiết kiệm ra được khối tài sản hàng tỷ đồng?
Thay vì đau đầu nghĩ cách dùng 5 nghìn đi giải quyết công việc 10 nghìn, chi bằng nghĩ cách làm sao để kiếm ra được 10 nghìn.
Muốn kiếm được nhiều tiền, có hai cách: nâng cao hiệu suất kiếm tiền, hoặc nắm bắt kĩ năng hiếm.
Những người làm việc hiệu quả cao, số tiền họ kiếm được trên một đơn vị thời gian nhiều hơn hàng chục lần, thậm chí còn hơn những người bình thường. Đó là lý do tại sao nhiều công ty lớn sẵn sàng chi ra số tiền lớn để thuê các giám đốc cấp cao, bởi lẽ giá trị họ tạo ra nhiều hơn một nhân viên bình thường rất nhiều.
Ông Wu Jun, người đã làm việc tại Google trong nhiều năm, đã chia sẻ lý do tại sao Google thích những người có bằng tiến sĩ trở lên, đó là bởi vì những người này làm việc cực kỳ hiệu quả. Mặc dù chi phí tuyển dụng họ cao hơn nhiều lần so với mức thông thường, nhưng lợi ích họ tạo ra, đặc biệt là hiệu quả trong hợp tác làm việc của họ, cao hơn nhiều lần, thậm chí hàng chục lần so với nhân viên thông thường.
Ngoài ra, nếu bạn có cho mình một loại kỹ năng hiếm nào đó, điều đó có nghĩa là bạn có quyền tự định giá mình trên thị trường. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo đã rất phổ biến. Những sinh viên tốt nghiệp tốt nghiệp chuyên ngành liên quan đến trí tuệ nhân tạo trong các trường cao đẳng và đại học có mức lương khởi điểm vô cùng cao. Lý do tại sao những công ty đó sẵn sàng thuê với mức lương cao chính là bởi các vị trí liên quan quá khan hiếm.
Nói tóm lại, đối với tiền bạc, đừng quá coi trọng nó.
Bởi lẽ, thái độ của bạn với tiền bạc, quyết định tương lai bạn có nhiều tiền hay không!
Theo TriThucTre
Bạn đang tìm 1 hình thức tạo thu nhập tại nhà? Hoặc tìm kiếm 1 cách nào đó để kinh doanh online an toàn nhưng có nhiều đơn hàng hơn? Hoặc bạn muốn gia tăng kỹ năng bán hàng, tiếp thị, digital marketing? Mình sẽ cho bạn 1 vài gợi ý, Nhưng trước tiên, hãy cho mình biết 1 chút về bạn. TƯ VẤN NGAY